Chia sẻ với Jimu News về lý do đưa con trai tới gặp bác sĩ tâm thần, mẹ của anh Wang nói rằng “Chúng tôi lo lắng về đứa con trai 38 tuổi nhưng chưa kết hôn. Tôi nghi ngờ chuyện này liên quan tới tâm thần”.
Anh Wang cho biết thêm, đây là lần thứ 4 trong 4 năm liên tiếp anh bị mẹ đưa tới bệnh viện để kiểm tra tâm thần mỗi lần về nhà ăn Tết.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Thể thao Vũ Hán, anh Wang trở thành “kẻ lưu lạc ở Bắc Kinh”. Vào năm 2011, anh làm nghề huấn luyện viên tennis, và sau đó trở thành diễn viên vào năm 2014.
“Trước đây, tôi từng yêu đương, nhưng mỗi ngày tôi mất tới 10 tiếng đồng hồ để dạy tennis nên không còn đủ sức xây dựng tình cảm”, anh Wang nói bản thân sẽ kết hôn trong tương lai, nhưng công việc hiện tại khiến anh không có thời gian để đi tìm hiểu.
Nói về nghi vấn người mẹ nghĩ con trai mắc bệnh tâm thần, anh Wang cho hay có 3 lý do. Thứ nhất, anh vẫn còn độc thân dù dã 38 tuổi, trong khi đây là độ tuổi cao hơn rất nhiều so với tuổi trung bình kết hôn ở quê nhà. Thứ hai, do áp lực công việc ở Bắc Kinh, tinh thần của anh cũng lên xuống thất thường. Thứ ba, do làm diễn viên, anh thường xuyên luyện giọng nên hay la hét ở nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ kết luận anh Wang hoàn toàn bình thường, chứ không có biểu hiện mắc bệnh tâm thần.
Dù vẫn đang độc thân, nhưng anh Wang đã hứa với gia đình trong năm nay sẽ kết hôn. Chính điều này khiến người mẹ yên tâm phần nào, và cho biết đây là lần cuối cùng bà đưa con trai đi bệnh viện kiểm tra.
Mỗi dịp Tết đến, chủ đề người độc thân về quê nghỉ ngơi nhưng bị gia đình thúc ép chuyện kết hôn lại được "hâm nóng" trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trước khi anh Wang chia sẻ câu chuyện hài hước của bản thân, một người đàn ông ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cũng từng bị gia đình ép phải quỳ gối trước mộ tổ tiên để suy ngẫm về lý do vì sao không tìm được bạn gái thích hợp để cưới làm vợ.
Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) về kết quả cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2018, Phạm Đức Anh là thí sinh duy nhất của Việt Nam giành được huy chương Vàng.
Kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế lần thứ 50 tổ chức tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Solovakia với sự tham dự của 304 thí sinh đến từ 82 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với tấm huy chương Vàng đạt được năm 2018, Phạm Đức Anh (thứ 2 từ phải sang) trở thành thí sinh 2 năm liền giành được huy chương Vàng. 3 thí sinh còn lại 2 em giành được huy chương Bạc, 1 em giành được huy chương Đồng. |
Với kết quả này, Đức Anh đã thực hiện được ước mơ của mình khi tiếp tục mang thêm huy chương Vàng về cho đất nước. Đức Anh chia sẻ em cảm thấy rất vui vì đã góp một phần nhỏ vào kết quả chung của đội tuyển và thành tích của đất nước.
Năm ngoái, Đức Anh là học sinh nhỏ tuổi nhất trong 4 thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế 2017 và là 1 trong 3 học sinh giành được tấm huy chương Vàng khi đạt được 89,46/100 điểm và xếp thứ 21 trên tổng số 279 thí sinh của 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
![]() |
Tấm huy chương Vàng đầu tiên mà Phạm Đức Anh giành được ở kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm ngoái. |
Trước Đức Anh, em Đinh Quang Hiếu, cũng là một cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng từng làm được điều này. Hiếu giành được Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế 2 năm liền 2016 và 2017.
Hiện gia đình của Phạm Đức Anh cũng là gia đình đầu tiên ở Việt Nam mà cả 2 anh em đều giành được huy chương tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế. Bởi anh trai của Đức Anh là Phạm Anh Tuấn cũng giành được tấm huy chương Đồng kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2008 diễn ra tại Hungary.
Học Hóa “siêu”, nhưng nói về bí quyết học của Đức Anh đơn giản là nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn hướng về phía trước.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Tuấn nhận xét, Đức Anh là một người em ngoan và hết sức chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong học tập. Đặc biệt em luôn luôn sáng tạo, đổi mới phương pháp học tập.
“Khi gặp bất cứ một bài khó, Đức Anh luôn tìm tòi suy nghĩ. Thậm chí không nghĩ được hôm nay, ngày hôm sau em lại tiếp tục suy nghĩ và chỉ cho đến lúc nào ra lời giải mới thôi. Cảm giác em không bao giờ có ý định buông xuôi hay từ bỏ bất cứ bài tập nào”, anh Tuấn kể.
Phạm Đức Anh được anh trai Phạm Anh Tuấn ra tận sân bay Nội Bài đón khi trở về từ kỳ thi năm ngoái. |
Ngoài ra, điều anh Tuấn ấn tượng về cậu em của mình là luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là sẽ mở rộng kiến thức và thuần thục tất cả mọi kiến thức.
“Trong mình, Đức Anh là người rất cầu thị và ham học hỏi. Kỷ niệm mình nhớ nhất là có lần 2 anh em cùng ngồi học với nhau và tập trung đến nỗi thức quá 2h sáng và đều cùng học Hóa”, anh Tuấn kể.
![]() |
Chị Nguyễn Kim Thu hạnh phúc với kết quả mà con trai đạt được. |
Còn chị Nguyễn Kim Thu nhận thấy có một điểm chung và cũng khiến chị luôn yên tâm nhất với 2 con trai là trong quá trình học đều rất nghiêm túc và đặc biệt tự giác, hiếm khi để bố mẹ phải nhắc nhở việc học.
“Có lẽ tấm gương nỗ lực học tập của anh trai cũng khiến Đức Anh có thêm động lực để cố gắng học tập”, chị Thu chia sẻ.
Với kết quả này, Đức Anh sẽ được tuyển thẳng vào đại học và em định hướng sẽ theo ngành y để tiếp nối truyền thống của gia đình khi mẹ là Trưởng khoa Dược của Bệnh viện Da liễu Trung ương và anh trai hiện là Bác sĩ nội trú Tai - Mũi - Họng của Trường ĐH Y Hà Nội.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nam sinh 2 năm liền giành huy chương Vàng Olympic quốc tếTrao đổi về vấn đề này, nguồn tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đây là dự án nhà tái định cư được triển khai từ năm 2001-2006 do HANCO3 làm chủ đầu tư dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng. Do xảy ra tình trạng khiếu kiện, người dân không nhận nhà nên toàn bộ quỹ nhà này đã bị bỏ hoang từ khi xây dựng đến nay.
Mới đây, HANCO3 – chủ đầu tư dự án đã có văn bản đề nghị thành phố cho phép phá dỡ toàn bộ dự án để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay.
Theo nguồn tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, vừa qua Sở đã họp với chủ đầu tư về vấn đề này. Trong đó yêu cầu công ty báo cáo lại về tình hình giải phóng mặt bằng dự án. Đây là dự án do chủ đầu tư bỏ tiền ra thực hiện giải phóng cho chính dự án của công ty. Thứ hai là đề nghị chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn lập phương án so sánh giữa một là sử dụng quỹ nhà đó để làm quỹ nhà làm nhà ở xã hội, phương án 2 là phá dỡ đi xây dựng lại. Trên cơ sở đó liên ngành sẽ xem xét, báo cáo thành phố.
“Đây là khu nhà trước đây được xây 6 tầng không có thang máy. Bây giờ nếu sử dụng thì phải có phương án như nào cho thích hợp. Thứ hai, nếu phá dỡ đi thì phải kiểm định để làm báo cáo cụ thể” – phía Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.
Thông tin cho hay, đến nay phía chủ đầu tư HANCO3 vẫn chưa có văn bản báo cáo giải trình.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đây là một điển hình về việc đầu tư xây dựng duy ý chí cũng cho thấy sự bất hợp lý trong chính sách tái định cư.
“Ở đây cần xác định đâu là chủ sở hữu để giải quyết. Nhưng điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề không chỉ ở khu tái định cư này mà hiện nay Hà Nội còn nhiều căn hộ tái định cư vẫn bỏ hoang rất lãng phí. Những vấn đề này cần phải xem xét làm rõ và nêu cụ thể trách nhiệm” – ông Liêm nói.
Hồng Khanh
Dự án nhà ở thấp tầng và khu nhà ở tái định cư kết hợp thương mại được xây dựng trên khu đất hơn 64.500m2 tại khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai – Hà Nội).
" alt=""/>nhà tái định cư bỏ hoang cả thập kỷ rồi xin phá bỏ